Người bị phong thấp nên ăn gì ?

Phong thấp hay còn gọi là phong tê thấp là tình trạng viêm khớp xương, viêm dây thần kinh, gặp chủ yếu ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh gây đau tại các bộ phận kết nối trong cơ thể, chủ yếu là tại cơ bắp và các khớp. Phong thấp xảy ra khi bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp như gout, viêm khớp, viêm dây thần kinh

Thể phong thấp được biết đến là một trong ba dạng của thể phong tê. Người bị phong thấp sẽ luôn cảm thấy những cơn đau nhức nặng nề, đi lại đau đớn và gặp khó khăn, tê bì rồi dần mất cảm giác. Cơn đau kéo dài dai dẳng, sau một thời gian vùng bị phong thấp sẽ mất dần khả năng nhận biết cảm giác, nếu không có phương pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến bại liệt.


Để duy trì hoạt động của xương khớp và khắc phục các cơn đau do phong thấp gây ra, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm sau.

1. Thực phẩm giàu canxi

Đây là nhóm thực phẩm không thể thiểu của những người mắc các bệnh về xương khớp. Thực phẩm giàu canxi có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt (lạc, đậu, vừng), hải sản, xương lợn/bò/dê, sụn… chính là nguồn cung cấp caxi dồi dào cho cơ thể.

Bổ sung nhóm thực phẩm giàu caxi sẽ giúp quá trình tái tạo và kích thích sự phát triển của sụn, khớp được tăng tốc, tăng cường độ cứng của xương, giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp hoặc loãng xương.

Tuy đây là nhóm thức ăn cần thiết cho người bị phong thấp, song bệnh nhân nên ăn điều độ, ở lượng vừa phải. Sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu canxi có thể khiến axit uric tích tụ trong máu, là căn nguyên gây ra gout và nhiều bệnh lý về xương khớp khác.

Người bị phong thấp nên ăn gì ?
Người bị phong thấp nên ăn gì ?


2. Thực phẩm giàu chất xơ

Nhắc đến thực phẩm giàu chất xơ, người ta nghĩ ngay đến các loại rau củ quả tươi giàu giàu dinh dưỡng và nguồn vitamin dồi dào.

Một số loại rau, củ, quá tốt cho bệnh nhân phong thấp (https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_thấp) có thể kể đến như: bắp cải, nấm, giá đỗ, khoai tây, rau mùi, rau má, rau mầm, đu đủ, chanh, cam, táo, bưởi…Rau xanh và trái cây sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình hấp thu dinh dưỡng, tăng cường đề kháng trong cơ thể và chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bạn có thể bổ sung nhóm thực phẩm này bằng cách chế biến chúng thành món ăn, nước ép hoặc sinh tố. Đây là nhóm thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin C, A và các chất kháng viêm có lợi cho hoạt động của xương khớp.

3. Nước lọc và những thức uống thanh mát

Không chỉ bệnh nhân phong thấp mới cần uống nhiều nước mà ngay cả những người khỏe mạnh bình thường cũng cần bổ sung cho cơ thể đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể thanh lọc độc tố và giải nhiệt.

Bên cạnh việc bổ sung nước lọc cho cơ thể, bệnh nhân phong thấp có thể sử dụng các loại đồ uống thanh mát khác như nước bách thảo, nước quế chi, nước chè xanh… Các loại đồ uống thanh mát này có tác dụng trừ thấp, kiện tỳ, khu phong thông lạc,… giúp bệnh nhân phong thấp giảm bớt các cơn đau và hỗ trợ giải quyết căn nguyên gây bệnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên nhân đau đầu gối khi tập thể dục?

Nhận biết bệnh teo cơ tủy

Giảm nguy cơ mắc bệnh khớp với trái đu đủ