Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là gì ?

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn đều do vi khuẩn xâm nhập vào khớp theo đường máu. Bên cạnh đó, vi khuẩn có thể theo đường kế cận từ nhiễm khuẩn xương hay phần mềm cạnh khớp hoặc nhiễm khuẩn sau chấn thương, sau tiêm khớp hay sau phẫu thuật.

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát triển khi có nhiễm trùng ở những nơi trong cơ thể, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, lây lan qua máu tới khớp.

Vi khuẩn thường gây viêm khớp là: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes và Haemophilus influenzae, Mycobacterium tuberculosis và xoắn khuẩn gây bệnh Lyme.

Người bệnh bị viêm khớp nhiễm khuẩn chỉ xảy ra ở một khớp. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp xảy ra ở nhiều khớp. Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn thì tùy thuộc vị trí khớp bị viêm, các loại vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của bệnh nhân mà có các triệu chứng khác nhau.

Thường thì một ca viêm khớp nhiễm khuẩn có các dấu hiệu như sốt (sốt cao 39-40 độ C), lạnh run, khớp sưng, nóng đỏ, đau và cứng, khó cử động.

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là gì ?
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là gì ?


Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Khi có các dấu hiệu của viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh nên đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để xác định khớp có bị nhiễm khuẩn hay không. Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn chủ yếu sử dụng kháng sinh và dẫn lưu hoạt dịch nhiễm khuẩn ra khỏi khớp.

Việc dùng thuốc kháng sinh, bác sĩ phải xác định vi khuẩn gây ra nhiễm trùng và sau đó chọn kháng sinh hiệu quả nhất để nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Người bệnh dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, dẫn lưu mủ khớp theo chỉ định của bác sĩ, bất động khớp tương đối có thể ngăn chặn được tình trạng hủy hoại khớp.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với hệ thống thoát dịch khớp thường giải quyết nhiễm trùng. Sử dụng kháng sinh càng sớm các tốt và phải theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị kháng sinh bao lâu phụ thuộc vào sức khỏe, loại vi khuẩn và mức độ nhiễm trùng của người bệnh.

Điều trị kháng sinh bao lâu phụ thuộc vào sức khỏe, loại vi khuẩn và mức độ nhiễm trùng của người bệnh.

Sử dụng phương pháp phẫu thuật sau khi dùng thuốc không có tác dụng. Sau phẫu thuật mổ hở hoặc nội soi khớp, đôi khi cần đặt ống tiếp tục dẫn lưu dịch khớp nhiễm khuẩn đã tái tạo trong các ngày sau. Nếu điều trị chậm trễ, sự lây nhiễm có thể nhanh chóng dẫn đến thoái hóa khớp và tổn thương vĩnh viễn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên nhân đau đầu gối khi tập thể dục?

Nhận biết bệnh teo cơ tủy

Giảm nguy cơ mắc bệnh khớp với trái đu đủ