Nguyên nhân gây ra chứng khô khớp

Khô khớp là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục. Đây là một triệu chứng của bệnh lý khớp. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc. Nhưng khô khớp cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động.

Khớp khô, kêu lạo xạo, đau nhức khớp… là các biểu hiện phổ biến của tình trạng sụn khớp thoái hóa, thường gặp ở người lớn tuổi và xuất hiện ở cả những người trẻ nếu vận động không đúng cách, tăng cân quá nhanh, dinh dưỡng kém… Tuy nhiên, không ít trường hợp do tự điều trị dẫn đến tình trạng bệnh khớp ngày càng nặng thêm.

Đối tượng dễ bị khô khớp?

Có 6 đối tượng dễ mắc phải chứng khô khớp nhất, bao gồm:

Người cao tuổi trên 60 tuổi, chức năng sụn bị suy giảm và giảm tiết dịch khớp.

Những người còn trẻ nhưng ít vận động, cơ thể bị thiếu dưỡng chất cần thiết cho xương khớp.

Những người có thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc là và các chất kích thích.

Người béo phì mắc bệnh khô khớp cao gấp nhiều lần người bình thường.

Người thường xuyên phải mang vác các vật nặng, đè nén lên hệ xương khớp.

Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố.

Nguyên nhân gây ra chứng khô khớp
Nguyên nhân gây ra chứng khô khớp


Nguyên nhân dẫn đến khô khớp?

Do sụn khớp bị tổn thương

Do thoái hóa sụn khớp theo thời gian, tuổi tác

Do cơ thể không sản sinh ra đủ dịch khớp và vận chuyện dịch khớp đó đến vị trí các đầu xương để bôi trơn khớp.

Bên cạnh đó, thường xuyên lặp lại 1 số tư thế có hại cho khớp như: ngồi xổm, gác chân, khiêng vác quá nặng, tập thể thao quá sức cũng có thể thúc đẩy quá trình hao hụt dịch khớp, khiến hư hại tại khớp diễn ra nhanh hơn. Một số bệnh nhân thoái hóa khớp do béo phì ngày càng gia tăng nhanh chóng. Cân nặng tăng lên quá nhanh, trọng lượng cơ thể đè nén lên ổ khớp làm sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp hao hụt dần gây đau nhức xương khớp và trở ngại cho hoạt động của khớp. Chỉnh hình bàn chân bẹt http://coxuongkhoppcc.com/chinh-hinh-ban-chan-bet.html

Khi sụn khớp bị tổn thương thì bề mặt khớp không còn trơn nhẵn nữa mà trở nên xù xì, thô ráp và lồi lõm. Ngoài ra, theo thời gian, sụn khớp ngày càng mỏng đi và nứt nẻ…, để trơ lại lớp xương nằm bên dưới. Lúc này, các ụ xương, gai xương xuất hiện trên bề mặt xương có thể cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo hiện tượng đau.

Cách phòng ngừa và hạn chế khô khớp?

Thực tế, không có thuốc chữa khỏi khô khớp mà chỉ có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng cách bổ sung các thành phần giúp bổ sung và tăng cường tiết dịch khớp. Song song với đó là chế độ ăn uống, tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe.

Chế độ ăn uống:

Các nhà dinh dưỡng học cho rằng, việc thường xuyên ăn nhiều cá biển, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu, cá tuyết giàu axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm rất tốt, giúp giảm đau và giảm cứng khớp vào buổi sáng. Có thể ăn thêm cải bó xôi, hành tây, bí xanh,cam, các loại đậu … Cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý (giảm muối, đường, mỡ, tăng Protid, canxi, vitamin), hạn chế đồ uống có cồn, bỏ thuốc lá, thuốc lào, các thực phẩm gây kích ứng đến khớp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên nhân đau đầu gối khi tập thể dục?

Nhận biết bệnh teo cơ tủy

Giảm nguy cơ mắc bệnh khớp với trái đu đủ